• Hotline: +84–246 293 9036
  • recruit@vietis.com.vn
  • 3F & 5F, 3A Building, Lane 82 Duy Tan Str., Hanoi, Vietnam

Bạn đã bao giờ hối hận vì lời nói của mình trong lúc giận dữ?

Hầu hết cách chúng ta đối thoại đều được học từ những trải nghiệm trong cuộc sống. Tuy nhiên, không phải lúc nào cách ta truyền đạt và trò chuyện đều hiệu quả. Đặc biệt là trong những tình huống nóng giận, hoặc khi ta bị quá tải, choáng ngợp, thường ta sẽ có phản ứng tự động và có thể làm tổn thương cả bản thân mình và người khác.

Bài viết dưới đây sẽ cho bạn biết những cách giao tiếp mà chúng ta thường có khi giận dữ, và làm thế nào để đối thoại tốt hơn.

4 CÁCH GIAO TIẾP PHỔ BIẾN KHI GIẬN DỮ

Các nhà tâm lý học đã mô tả bốn loại hình giao tiếp phổ biến của con người khi tức giận gồm:

– Kiểu giao tiếp hung hăng: người giao tiếp hung hăng có cường độ cảm xúc lớn, sự đồng cảm thấp và họ tập trung vào việc “chiến thắng” cuộc tranh luận bằng bất cứ giá nào.

Ví dụ: “Tôi không đồng ý với anh do đó tôi không việc gì phải nghe anh nói.”; “Tất cả là lỗi tại anh.”; “Làm theo ý tôi hoặc đừng làm gì cả.”; v.v.

– Kiểu giao tiếp thụ động: một kiểu giao tiếp mà bạn tránh nói trực tiếp những gì bạn nghĩ hoặc muốn và thường có ngôn ngữ cơ thể không cởi mở.

Ví dụ: “Giá mà có ai đó nhớ việc rửa chén.”; “Em chẳng có ý kiến gì về việc này cả.”; “Những gì em nghĩ có thực sự quan trọng?”; v.v.

– Kiểu giao tiếp hung hăng-thụ động: kiểu giao tiếp mà trong đó một người tỏ ra thụ động trên bề mặt nhưng thực sự đang thể hiện sự tức giận theo cách ẩn ý, gián tiếp hoặc ẩn phía sau.

Ví dụ: “Tôi đã làm tốt việc của mình. Anh thì không, nhưng tôi sẽ không nói điều này với anh đâu.”; “Chúng ta có thể triển khai cách này, nhưng tôi không nghĩ sẽ hiệu quả.”; “Em không quan tâm lắm nhưng chắc người khác sẽ quan tâm.”

– Kiểu giao tiếp quyết đoán: kỹ năng này bao gồm những tuyên bố rõ ràng, trung thực về niềm tin, nhu cầu và cảm xúc của bạn.

Ví dụ: “Tôi thấy bực mình khi anh trễ cuộc hẹn.”; “Em hiểu những điều anh vừa chia sẻ nhưng em phải không đồng ý với quan điểm đó.”; “Em giải thích thêm lý do vì sao em làm như vậy được không? Để anh hiểu hơn về em.”

Trong các cuộc đối thoại, những người có kiểu giao tiếp hung hăng, hay hung hăng-thụ động thường bị coi là nhóm người cộc cằn, nóng tính, đôi khi có phần thô lỗ. Dù có thể không cố ý, họ thường có xu hướng biến cuộc nói chuyện trở thành một cuộc cãi vã, mà không thể đạt được mục đích bạn đầu. Giao tiếp thụ động cũng là một kiểu giao tiếp không phù hợp, vì người nghe sẽ đánh giá thấp người nói, cho rằng họ kém cỏi và dễ bị bắt nạt hơn.

ĐÂU LÀ KIỂU GIAO TIẾP LÀNH MẠNH VÀ HIỆU QUẢ NHẤT?

Kiểu giao tiếp quyết đoán chính là một cách hiệu quả và gián tiếp để thể hiện thái độ bất đồng của một người với một tình huống hoặc khái niệm cụ thể. Giao tiếp quyết đoán được định nghĩa là: “Khả năng giao tiếp và tương tác một cách có cân nhắc và tôn trọng các quyền và ý kiến ​​của người khác; nhưng đồng thời cũng bảo vệ hiệu quả các quyền, nhu cầu và ranh giới cá nhân của bản thân”.

Những người nóng tính thường sẽ hiểu sai về ý nghĩa của “quyết đoán”. Họ cho rằng sự thẳng thắng (một cách hung hăng của mình) là một cách thể hiện sự quyết đoán. Cả kiểu giao tiếp công kích hay quyết đoán đều có điểm chung là người nói sẽ đối diện trực tiếp với vấn đề, không né tránh. Tuy nhiên, điểm khác biệt lớn nhất chính là kiểu giao tiếp quyết đoán không sử dụng ngôn từ nhằm chỉ trích, đe dọa người khác. Họ thẳng thắng nói lên quan điểm của mình, bày tỏ cảm nhận của mình một cách cẩn thận, sử dụng những từ ngữ tích cực, biểu đạt rõ nghĩa; đồng thời biết cách giữ bản thân không vượt khỏi ranh giới của sự bình tĩnh.

Sự tức giận có thể đóng vai trò tích cực trong việc truyền cảm hứng cho sự thay đổi lành mạnh trong cuộc sống của bạn. Nhưng đôi khi, những phản ứng không quản lý được của sự tức giận sẽ trở thành vấn đề, khiến bạn mất kiểm soát, đặc biệt là trong giao tiếp. Thực hiện các bước để trở thành một người giao tiếp quyết đoán hơn rất đáng để nỗ lực, vì giao tiếp quyết đoán có liên quan đến nhiều kết quả tích cực như nâng cao hình ảnh bản thân, các mối quan hệ tốt hơn, giảm lo lắng, gia tăng lòng tự trọng và giảm xung đột.

Phật dạy, “Giữ lấy sự tức giận giống như nắm trong tay một cục than nóng với ý định ném nó vào người khác; rốt cục bạn là người bị cháy đầu tiên.”

Vì thế hãy học cách kiểm soát sự tức giận mỗi ngày vì chính bạn!

ĐỐI TÁC TIÊU BIỂU