• Hotline: +84–246 293 9036
  • recruit@vietis.com.vn
  • 3F & 5F, 3A Building, Lane 82 Duy Tan Str., Hanoi, Vietnam

Tình hình cháy nổ đang xảy ra thường xuyên hơn và những hậu quả, mất mát không chỉ về tài sản, vật chất mà còn là tính mạng con người là quá lớn. Chúng ta không thể nào lường trước điều đó vì có nhiều nguyên nhân tiềm ẩn dẫn đến các vụ cháy như tàn thuốc, chập điện, đốt hàng mã, nổ gas…Khói độc là thủ phạm giết người cực nhanh chỉ mất 10s sau khi hít phải chúng ta sẽ mất ý thức và gục ngay cộng thêm sự hoảng loạn thì thoát nạn là điều quá khó khăn.

Bên cạnh các biện pháp phòng chống cháy nổ của lực lượng chức năng, cơ quan, đơn vị thì mỗi người cũng cần nêu cao tinh thần cảnh giác, phòng ngừa hỏa hoạn, bảo vệ tính mạng của bạn và gia đình cũng như cộng đồng.

– Dưới đây là một số hướng dẫn cơ bản khi gặp cháy nổ: 

+ Nhanh chóng gọi đến lực lượng cảnh sát phòng cháy chữa cháy 114 để được cứu trợ. 

+ Điều quan trọng nhất là nhanh chóng thoát khỏi đám cháy. Tuyệt đối không cố tìm hiểu nguyên nhân cháy hay cố mang theo vật nuôi hoặc những đồ có giá trị. 

+ Không sử dụng thang máy khi xảy ra cháy nổ. 

+ Sử dụng mặt nạ phòng độc khi phải băng qua lửa hay hiện trường đang có nhiều khói. Trong trường hợp không có mặt nạ phòng độc thì có thể dùng một số đồ bằng vải như chăn, màn, quần áo,… làm ướt bằng nước và bịt miệng, mũi, khoác lên người và cố gắng thoát khỏi đám cháy một cách nhanh nhất. Tránh để cho lửa bén vào trang phục. 

+ Khi cháy xảy ra, khói luôn có xu hướng bay cao. Do đó, trong quá trình di chuyển, nên men theo tường, không được đi thẳng mà hãy đi khom để hạn chế tối đa việc hít phải khói từ đám cháy. 

+ Khi di chuyển đến cửa, cần kiểm tra nhiệt độ trước khi mở cửa để phòng tránh nguy cơ bị bỏng tay. 

+ Khi đã thoát ra ngoài cửa sổ hoặc hành lang cần vẫy tay, la hét để ra dấu hiệu với nhân viên cứu hộ. 

+ Trong trường hợp lửa bén vào quần áo: Không nên chạy vì gió sẽ khiến cho lửa cháy mạnh hơn. Cách tốt nhất nhất là ngừng chuyển động, che mặt, sau đó nằm xuống và lăn qua lăn lại để dập tắt lửa. Bên cạnh đó, cũng không nên nhảy vào bể chứa nước vì lửa tác động có thể khiến nước bị nấu sôi.

+ Nếu lối thoát hiểm bị tắc hoặc không an toàn, người gặp nạn có thể chạy ra ban công, cửa sổ, dùng đồ bằng vải nối lại để làm thang dây và leo xuống đất. Lưu ý, không nên nhảy từ lầu cao xuống khi chưa có sự hướng dẫn của nhân viên cứu hộ.

– Để phòng chống cháy nổ, bạn cần lưu ý những điều sau 

+ Không nên để những vật liệu dễ cháy trong nhà, nhất là xăng, dầu hoặc các loại khí đốt khác. Trong trường hợp cần thiết, phải có biện pháp phòng cháy chữa cháy an toàn. 

+ Lưu ý, những đồ vật dễ bắt lửa cần để xa nguồn điện. 

+ Khi ra ngoài cần tắt hết các thiết bị điện, đèn dầu, khóa bình gas khi đã nấu ăn xong,….

+ Kiểm tra định kỳ các thiết bị điện trong gia đình để nhận biết sớm nguy cơ cháy nổ và kịp thời xử trí. 

+ Khi cắt kim loại, cần che chắn cẩn thận, không để những vật liệu dễ bắt lửa ở gần.

+ Không hút thuốc hay dùng điện thoại tại các trạm xăng dầu

+ Trong gia đình hay các cơ sở sản xuất nên trang bị những phương tiện phòng cháy chữa cháy chẳng hạn như bình cứu hỏa, chuông báo cháy, mặt nạ phòng độc, chăn chống cháy… để có thể ứng cứu kịp thời khi không may xảy ra hỏa hoạn. 

+ Mỗi người nên trang bị kỹ năng cơ bản về việc sử dụng các thiết bị cứu hỏa, xử trí đúng cách khi xảy ra cháy nổ. 

Hi vọng một số kỹ năng phòng cháy chữa cháy đã giúp bạn có được những kiến thức cơ bản để ứng phó với các sự cố cháy nổ, từ đó có thể bảo vệ bản thân và những người xung quanh. 

ĐỐI TÁC TIÊU BIỂU