- 09/08/2024
Kỷ luật bản thân & Hành trình thi đỗ 9 chứng chỉ công nghệ/quản lý trong 9 tháng
Trong cuộc sống chắc hẳn bạn biết rằng để thành công chắc chắn cần phải có tính kỷ luật bản thân. Rèn luyện tính kỷ luật là cả một quá trình, đòi hỏi phải có những nguyên tắc rèn luyện mỗi ngày mà không phải ai cũng có thể làm được. Để làm được điều này bạn phải đánh đổi những ham muốn nhất thời của bản thân và phải vượt qua những cám dỗ tức thì.
Kỷ luật bản thân là gì?
Kỷ luật bản thân là khả năng quản lý sức mạnh của bản thân vượt qua những cám dỗ, sở thích cá nhân của bản thân, điều khiển, kiểm soát hành vi của mình để đạt tới mục tiêu đã đặt ra. Đây là cách buộc bản thân phải tuân theo những quy tắc đã được xác định trước, bỏ lại sự nuông chiều bản thân vì mục tiêu lâu dài.
Có 2 đặc điểm dễ nhận thấy của rèn luyện bản thân là chống lại những sở thích, ham muốn nuông chiều bản thân và luôn kiên trì thực hiện mục tiêu đã đặt ra. Do đó một hành động tự phát tại một thời điểm không được xem là kỷ luật bản thân. Việc tuân thủ kỷ luật cho bản thân sẽ mang lại nhiều giá trị to lớn cho cuộc sống, công việc và sự nghiệp của mỗi người.
Hành trình chinh phục 9 chứng chỉ công nghệ/quản lý trong 9 tháng
Đó chính là câu chuyện có thật của anh Đ.Đ.N – Delivery Manager BU1 của VietIS Solution. Hãy cùng theo dõi câu chuyện của anh N. nhé!
Giới thiệu 1 chút về nhân vật
Hơn 12 năm lăn lộn trong làng outsource, sống và làm việc tại rất nhiều nơi cả ở VN (HN, ĐN, SG) & JP (Tokyo, Saitama, Chiba, Kanagawa & Fukuoka), tuy nhiên khi nói về bản thân anh N. vẫn vô cùng khiêm tốn, tự nhận mình là người:
- Nghiện GAMES e-Football, ham vui
- Nghiện Facebook, Netflix, Youtube-short
- 10 năm ở Nhật không thi bất kì chứng chỉ quốc tế nào ngoài JLPT N2, N1 (N1 thi 4 lần mới đỗ)
- Không có thói quen tự học, rất ít đặt mục tiêu cá nhân và có đặt cũng không bám mục tiêu, và nhanh chóng bỏ dở
- Từng nghĩ bản thân lười và tiếng anh kém, thiếu động lực & không tự tin để tham gia các kỳ thi chứng chỉ quốc tế nào
Bước ngoặt nào khiến anh N thay đổi như vậy?
- Làn sóng layoff khắp nơi, tự nhủ mình cũng có thể là nạn nhân nếu không thay đổi
- Tình cờ phỏng vấn bạn ứng viên sinh năm 99 nhưng có tới 6 chứng chỉ quốc tế trong hơn 1 năm.
- Không muốn bị coi thường
Anh N. đã tự kỷ luật bản thân, nỗ lực liên tục tập trung vào 2 trụ cột thói quen rèn luyện sức khỏe, thói quen tự học. Kết quả đạt được sau 2 tháng là giảm được 6 kg + các chỉ số sức khỏe tốt và thi thành công 9 chứng chỉ trong 9 tháng mà trong đó chứng chỉ theo như anh N. cảm thấy thách thức nhất chính là chứng chỉ quản lý PMP.
Những chia sẻ về kinh nghiệm ôn thi chứng chỉ trong thời gian ngắn
“Hành trình vạn dặm bắt đầu bằng một bước chân.”
Một số kinh nghiệm ôn thi được anh Nghĩa chia sẻ như:
- Xác định động lực
- Cải thiện tiếng anh: Đừng lo lắng, tiếng anh đa phần là lập đi lập lại nên bạn cần tạo file từ mới để học đều đặn là ok
- Tận dụng AI chatbox (Chat GPT / Copilot / Germini) để học cùng / trả lời và giải thích đáp án hộ / thống kê theo file pdf / file ảnh
- Học nhóm / thảo luận: Kiến thức dễ nhớ nhất là khi cùng thảo luận, hoặc giải thích cho người khác
- Tự học trên Udemy: Tự mua khoá lẻ hoặc mua udemy business. Cứ tìm khóa học nào rate cao, nhiều người học
- Áp dụng phương pháp Pomodoro trong quản lý thời gian
- Đánh độ ưu tiên, chỉ làm 1 việc 1 lúc
- Luyện đề thi thử
“Muốn có được những điều chưa từng có phải chấp nhận làm những việc chưa từng làm.”
” Khi bạn tưởng là mình đã cố gắng hết sức thì tức là bạn mới cố gắng tới 40% sức lực của mình mà thôi (david goggins) … “
Và đôi lời nhắn gửi của nhân vật dành cho mọi người:
Thực hiện có khó không ??
- Những gì tôi làm được bạn cũng có làm được tương tự miễn là bạn chấp nhận trả giá hợp lý.
- Việc thi cử hay rèn luyện thói quen tích cực hầu như bạn không phải cạnh tranh với ai cả mà là chiến đấu vượt qua chính bản thân mình
Thi đỗ không có nghĩa là Pro về lĩnh vực đó
・Thi đỗ chỉ chứng tỏ là lúc thi tôi biết cách trả lời các câu hỏi trong đề thi chứ không hề đồng nghĩa là tôi giỏi các lĩnh vực đó.
・Thường học quá nhanh thì sẽ có gap ở kiến thức thực hành.
Thi đỗ không có nghĩa là Pro về lĩnh vực đó
- Thi đỗ chỉ chứng tỏ là lúc thi tôi biết cách trả lời các câu hỏi trong đề thi chứ không hề đồng nghĩa là tôi giỏi các lĩnh vực đó.
- Thường học quá nhanh thì sẽ có gap ở kiến thức thực hành.
- Hoàn toàn đồng ý với các anh em tuyên bố “kinh nghiệm thực tế trong dự án / có làm được hay không quan trọng hơn là mình có chứng chỉ gì”