- 14/07/2025

Seminar chia sẻ “Trải nghiệm chuyển việc sang Nhật”
Hành trình sang Nhật làm việc là một trải nghiệm vừa háo hức, vừa đầy thách thức đối với tôi – một BrSE đến từ VietIS. Trước khi lên đường là quãng thời gian dài chờ đợi kết quả COE, xin visa, đặt vé máy bay, tất cả đều được hỗ trợ tận tình từ phía công ty. Nhưng chỉ đến khi đặt chân xuống sân bay Nhật, tôi mới thực sự cảm nhận được hành trình mới của mình đã bắt đầu.

Ấn tượng ngày đầu là có rất nhiều thủ tục cần làm để bắt đầu cuộc sống mới, từ làm thẻ cư trú, đăng ký địa chỉ đến việc mở tài khoản ngân hàng, mua sim điện thoại. Ở Nhật, mọi thứ đều theo quy trình, nên dù ban đầu còn lúng túng, tôi đã dần quen nhờ sự giúp đỡ từ đồng nghiệp và những chia sẻ trước đó của anh chị đi trước.
Cuộc sống ở Nhật cũng là một cú “culture shock” nhẹ: đi lại bằng tàu điện cực kỳ đúng giờ, mọi người đều xếp hàng ngay ngắn, và việc giữ im lặng nơi công cộng là điều hiển nhiên. Tôi phải học cách phân loại rác đúng quy định, học cách sống ngăn nắp, và đặc biệt là học cách thích nghi với sự cô đơn khi làm việc remote là chủ yếu.
Tuy vậy, điều tôi trân quý nhất là môi trường làm việc chuyên nghiệp, minh bạch, và đầy tính nhân văn. Tôi được nhận thưởng định kỳ, được hỗ trợ chi phí nhà ở, vé máy bay về nước, và hơn hết là được trau dồi chuyên môn và kỹ năng mỗi ngày khi làm việc trực tiếp với khách hàng và với sự hỗ trợ nhiệt tình của đồng nghiệp. Mỗi ngày làm việc tại đây không chỉ là một nhiệm vụ, mà là cơ hội để tôi học hỏi, trưởng thành và trở nên độc lập hơn.
Dưới đây là một số nội dung chia sẻ của bạn Vân Anh – nhân sự VietIS Hà Nội được điều chuyển sang VietIS Solution (Nhật Bản)
1.Những thủ tục cần làm trước khi sang Nhật


2. Tìm nhà
Ở Nhật việc tìm nhà khá vất vả, vì một số lý do sau đây:
1.Nhiều nơi không chấp nhận cho người nước ngoài thuê, hoặc cần người bảo lãnh. Phải ở Nhật mới được ký hợp đồng. Thủ tục Sinsa (xác nhận người thuê) đầu vào kéo dài 1-2 tuần.
2.Chi phí đầu vào cao, thường gấp 3-4 lần tiền thuê nhà hàng tháng, bao gồm các phí đặt cọc, tiền lễ (reikin – cám ơn chủ nhà), phí quản lý,phí môi giới …
Các loại hình nhà ở phổ biến như sau:
- Apartment /Mansion:
- Căn hộ riêng lẻ có nhà vệ sinh, phòng tắm, bếp trong phòng.
- Chưa bao gồm nội thất cơ bản, phải tự đăng ký gas, điện nước, wifi riêng
- Phí đầu vào cao (4 tháng tiền phòng). Hợp đồng thời hạn dài (2 năm)
- Sharehouse:
- Phòng riêng trong nhà chung, chia sẻ bếp, toilet, đã có đầy đủ đồ dùng cơ bản.
- Đã có sẵn điện nước wifi chỉ cần xách vali vào ở luôn.
- Phí đầu vào thấp (1 tháng rưỡi – 2 tháng tiền phòng)
- Hợp đồng thời hạn ngắn.
MỘT SỐ TIPS KHI TÌM NHÀ:
- Nếu xác định thuê Apartment/Mansion thì nên có người quen bên Nhật chia sẻ chỗ ở vài tuần đầu để tìm nhà. Ngoài ra cần chuẩn bị đủ số tiền đóng phí đầu vào tầm 4 tháng tiền thuê nhà.
- Nếu không có chỗ ở trước thì nên tìm Sharehouse ở thời gian đầu với thời hạn hợp đồng ngắn từ 3 tháng đến 1 năm. Một số sharehouse cho phép thực hiện thủ tục khi còn ở Việt Nam và có thể chuyển vào ngay khi đến Nhật.
- Nếu chưa giao tiếp tiếng Nhật được nhiều thì nên tìm qua các bên bất động sản Việt Nam, ngoài ra có thể deal giá đầu vào xuống.
- Nên tìm nhà gần ga, tiện cho việc di chuyển. Nếu nhà xa ga thì cần mua thêm xe đạp để di chuyển đến ga.
- Khi ký hợp đồng và nộp tiền thuê nhà, cần xác nhận với bên bất động sản cung cấp giấy tờ hóa đơn chứng từ để nộp lên công ty. Công ty VietIS sẽ hỗ trợ 1 phần tiền thuê nhà, và tiền đầu vào tối đa 15man (theo quy định hiện tại)
3. Hòa nhập cuộc sống
3.1 Đi lại
Phương tiện đi lại công cộng chủ yếu là tàu điện, ngoài ra có xe bus và taxi. Cần chú ý tra cứu bằng google map hoặc app như Navitime để tìm tuyến đường, thời gian tàu và giá vé.
Giờ cao điểm (khoảng 7:00-9:00 sáng và 17:00-19:00 tối) sẽ được trải nghiệm cảnh chen chúc.
Có 2 phương thức thanh toán tiền tàu là:
- Mua vé bình thường: Tại các máy bán vé, nhập thông tin ga đích đến và trả tiền. (Ít sử dụng)
- Sử dụng thẻ IC (Suica/Pasmo): Tạo thẻ tại máy bán vé, sau đó charge tiền vào thẻ để thanh toán. Phương thức này tiện lợi, nhanh chóng hơn.
3.2 Mua sắm

3.3. Một số quy tắc ứng xử
- Xếp hàng: Luôn xếp hàng theo thứ tự khi đợi tàu/xe buýt, đợi thang máy, đợi đồ ăn…Khi lên thang cuốn thì đứng một bên.
- Giữ im lặng: Trên tàu/xe, tránh nói chuyện to hoặc nghe điện thoại gây ảnh hưởng đến người xung quanh. Ở nhà cũng không nên bật nhạc hay nói chuyện ồn ào làm phiền hàng xóm. Có nhiều trường hợp hàng xóm sẽ báo cảnh sát đến nhắc nhở.
- Không ăn uống trên tàu/xe buýt: Trừ tàu Shinkansen hoặc tàu đường dài có toa riêng.
- Vứt rác: Ở Nhật có rất ít thùng rác nơi công cộng (thường có ở 1 số combini) nên nếu có phát sinh rác khi ra ngoài thì phải mang rác về nhà. Rác ở nhà cần phân loại, mua túi rác chuyên dụng của từng loại và vứt đúng ngày quy định. Nếu rác to quá khổ như bàn ghế, đồ điện tử như lò vi sóng…thì khi vứt cần phải trả thêm tiền. Cần lưu ý không nên mua sắm quá đà đến khi vứt rác thì lại tốn tiền.
Chuyển việc sang Nhật không hề dễ, nhưng nhờ sự chuẩn bị kỹ càng, sự đồng hành từ công ty và tinh thần cầu tiến, tôi đã từng bước hòa nhập và cảm thấy tự hào khi mang theo tinh thần VietIS trên đất Nhật. – Chia sẻ của bạn Vân Anh từ VietIS Solution, Tokyo –