- 06/04/2018
Phỏng vấn chị K.D – Một BrSE yêu nghề của VietIS Solution
Ngành IT với các vị trí lập trình viên, BA, tester… vốn đã được biết đến là một ngành cực hot và sôi động trong thị trường lao động Việt Nam. Thế nhưng ngành kỹ sư cầu nối – Bridge SE hiện tại còn HOT hơn tất thảy vì nhu cầu của các công ty thì lớn mà số lượng nhân sự đáp ứng thì không nhiều. Một BrSE không chỉ đòi hỏi năng lực kỹ thuật chuyên môn mà còn yêu cầu về ngoại ngữ và rất nhiều kỹ năng mềm khác. Có thể nói sự khan hiếm về nguồn lực cho vị trí BrSE đã khiến các công ty phần mềm phải đưa ra rất nhiều chính sách đãi ngộ hấp dẫn để cạnh tranh nhau và chiêu mộ những hiền tài cho mình.
Không nằm ngoài xu hướng ấy, hàng năm VIET Solution tuyển dụng liên tục và với số lượng lớn các vị trí Bridge SE – Kỹ sư cầu nối (tiếng Nhật) đi onsite ngắn hạn (từ 3 đến 6 tháng) hoặc dài hạn (từ 1 năm trở lên) tại Nhật.
Để giúp các bạn có được cái nhìn rõ hơn về công việc của một Kỹ sư cầu nối làm việc tại VIET Solution cũng như những yêu cầu, đòi hỏi và cơ hội phát triển của vị trí này tại VietIS, chúng tôi xin giới thiệu với các bạn những chia sẻ của chị N.T.K.D – một BrSE có gần 10 năm chinh chiến trong đó hơn 4 năm làm việc tại Nhật.
1. Chào chị Duyên, rất vui được gặp chị ngày hôm nay tại Tokyo, Nhật Bản. Cảm ơn chị đã sắp xếp thời gian trong quỹ thời gian ít ỏi của mình để chia sẻ và trò chuyện với em. Trước hết, chị có thể giới thiệu qua về bản thân mình cho mọi người cùng biết được không ạ?
Chị D.: Chào mọi người, chị là D. – hiện đang công tác tại Viet Solution. Trước đây, chị tốt nghiệp khoa Công nghệ thông tin – Trường đại học Công nghệ thuộc Đại học Quốc gia Hà nội. Tính đến nay là khoảng 14 năm chị làm việc trong ngành công nghệ phần mềm, trong đó có 4 năm chị công tác tại Nhật. Khoảng 1 năm trở lại đây chị quay trở về Việt Nam làm việc và gần đây chị được công ty cử sang công tác ngắn hạn tại Nhật.
2. Vậy là chị D. đã bén duyên với nghiệp BrSE gần 10 năm rồi, một thời gian khá lâu chị nhỉ. Chị có thể chia sẻ một chút về cơ duyên khiến chị và nghiệp BrSE vô tình “đâm sập vào nhau” được không ạ?
Chị D.: Thật ra cơ duyên khiến chị và nghiệp BrSE “falling in love” cũng không có gì quá đặc biệt. Trước đây, do không biết tiếng Nhật nên tất cả mọi trao đổi của dự án với phía khách hàng chị đều phải thông qua comter (Phiên dịch). Nếu dự án trôi chảy không có nhiều vấn đề phát sinh thì các bạn comtor rất dễ dàng hoàn thành nhiệm vụ của mình. Nhưng trên thực tế không phải lúc nào mọi sự cũng suôn sẻ được, đặc biệt là trong lĩnh vực phần mềm. Và khi có những vấn đề khó về chuyên ngành phát sinh mà bản thân người trong nghề như bọn chị cũng khó làm rõ nên comter càng khó giải thích cho khách hàng hơn. Chính vì thế chị đã quyết định học tiếng nhật để được trao đổi & giải thích trực tiếp với khách hàng. Khi đó thời gian feedback cho khách sẽ rút ngắn lại và các giai đoạn sau sẽ được đẩy nhanh hơn, dự án dễ kiểm soát hơn.
3. Theo như hình dung của em, một BrSE có khi sẽ giống như một Project Manager, có khi giống một Comtor mà lại có lúc đóng vai trò như một coder, tester. Chị có thể chia sẻ kỹ hơn về công việc thường ngày của chị để các bạn có thể hình dung rõ hơn được không ạ?
Chị D.: Hiểu như em cũng có ý đúng. Tuy nhiên trên thực tế tuỳ từng khách hàng và tuỳ từng dự án mà công việc BRse sẽ khác nhau. Công việc hiện tại của chị ở khách hàng của Viet Solution bao gồm: (1) lấy requirement của khách hàng để viết detail design. Thông thường khách hàng sẽ trao đổi trực tiếp và chị phải tự làm tài liệu lại hoặc họ cũng có tài liệu nhưng chỉ ở dạng cơ bản và tổng quan nhất. (2) Chuyển detail design cho đội phát triển bên Việt Nam (gọi là đội offshore), hỗ trợ offshore phân tích và làm rõ requirement (3) Nhận sản phẩm của offshore và test confirm lần cuối trước khi gửi cho khách hàng. Ngoài những công việc trên, chị còn phụ trách nhiều công việc khác liên quan tới quản lý team.
4. Không giống với chị D., hiện nay có rất nhiều bạn trẻ đã định hướng theo đuổi nghiệp BrSE ngay từ khi ngồi trên ghế nhà trường và có khá nhiều sự chuẩn bị từ rất sớm. Hiện nay cũng có nhiều trường đại học đào tạo chương trình Kỹ sư cầu nối như một chuyên khoa độc lập. Trải qua gần 10 năm đúc kết, theo chị đâu là thách thức trên con đường trở thành 1 BrSE giỏi?
Chị D.: Do chị làm việc chủ yếu với thị trường Nhật nên xin phép được trả lời câu hỏi dưới góc nhìn của một BrSE tiếng Nhật. Chúng ta đều biết văn hoá của người Nhật và văn hoá của người Việt rất khác nhau. Người Việt Nam thường có cái tôi cá nhân cao, lòng tự trọng lớn trong khi văn hoá Nhật là văn hóa hỗ trợ nhau, cùng nhau làm việc. Do vậy thách thức cho các bạn trẻ không phải chỉ ở việc học tốt ngoại ngữ mà còn là phải học được văn hoá làm việc người Nhật. Các bạn phải tinh ý hiểu được khách hàng muốn gì và làm theo ý của họ. Nếu ý kiến của khách hàng sai thì phải tìm cách giải thích cho khách hàng hiểu chứ không được tự ý bỏ qua ý kiến của khách hàng
5. Điều gì khiến chị yêu công việc hiện tại của mình? Động lực để chị thức dậy mỗi sáng để đến công ty làm việc là gì?
Chị D.: Một sản phẩm hoàn thành thay thế cho nhiều thao tác thủ công và mất thời gian là điều đã sinh ra động lực làm việc của chị. Ngoài ra còn là trách nhiệm với công việc, với công ty – nơi giúp mình có công việc và thu nhập để nuôi sống gia đình, bản thân. Do chị làm vai trò cầu nối nên nếu việc ở chỗ chị bị pending thì những người khác cũng sẽ bị ảnh hưởng. Vì vậy chị cố gắng làm xong sớm những công việc pending ở phần mình để ko ảnh hưởng đến người khác.
6. Nhiều người nói làm BrSE rất cực, một mặt phải chiều lòng khách hàng và một bên phải hỗ trợ, đốc thúc được anh em trong đội dự án. Có những khi khách hàng yêu cầu phương án A nhưng đội dự án lại muốn triển khai theo hướng B. Trong những tình huống như vậy, chị thường xử lý thế nào? Đã bao giờ chị mất bình tĩnh và “cãi nhau” với khách hàng chưa?
Chị D.: Nhìn chung thì chúng ta là những người làm dịch vụ – mà dịch vụ ở đây chính là những giải pháp công nghệ tối ưu cho khách hàng. Đối với những người làm dịch vụ thì luôn luôn phải đề cao tôn chỉ “Khách hàng là thượng đế”. Tuy nhiên điều đó không có nghĩa lúc nào khách hàng cũng đúng. Cũng có những lúc họ cũng sai và cũng không chịu chấp nhận cái sai của mình. Chị cũng đã từng có một trải nghiệm không bao giờ quên như thế. Sau lần “cãi nhau” đó, cả hai bên cùng từ bỏ công việc hiện tại của mình
7. Có quan điểm cho rằng: BrSE chỉ nên làm tròn vai thôi, đó là nhận yêu cầu từ khách hàng và gửi về cho đội dự án; không nên gây căng thẳng hay xích mích với khách hàng, “KH luôn luôn đúng”. Và một quan điểm khác cho rằng BrSE cũng cần có chính kiến riêng, cần phải biết cách đưa ra đề xuất và tranh luận với KH khi cần thiết. Cá nhân chị ủng hộ quan điểm nào?
Chị D.: Chị ủng hộ cả hai. Nó gọi là kỹ năng mềm của Brse
Comment từ người viết: Ở VIET Solution, chị Duyên được mệnh danh là BrSE chiều khách hàng nhất công ty bởi lẽ chị luôn cố gắng tìm ra những giải pháp tốt nhất cho khách hàng, làm khách hàng hài lòng. Là một BrSE khá thẳng tính, chị luôn không ngại va chạm trao đổi với KH, nếu KH sai, chị sẵn sàng làm rõ quan điểm của bản thân mình. Chính vì vậy chị luôn nhận đươc sự nể trọng và yêu quý từ cả khách hàng và anh chị em đồng nghiệp.
8. Chúng ta đã nói chuyện khá nhiều về công việc. Giờ hãy chia sẻ một chút về cuộc sống nhé. Chị thấy cuộc sống bên Nhật như thế nào? Thời điểm mới sang Nhật chị có bị “shock văn hóa” không? Theo chị các bạn chuẩn bị sang Nhật làm việc dài hạn cần chuẩn bị những gì để không bị “Shock văn hóa”?
Chị D.: Trước khi sang Nhật thì chị cũng có tìm hiểu về văn hoá Nhật rồi nên không bị shock văn hoá. Khách hàng cũng rất tốt, nếu các bạn hiểu cách sống và biết cách làm việc, cách chơi với họ thì các bạn sẽ cảm thấy cuộc sống ở Nhật thích hơn ở Việt Nam nhiều. Có điều sau 2 năm liên tục công tác ở Nhật về Việt Nam chị bị shock văn hoá Việt Nam J)) Ví dụ như: Các bạn ở Việt Nam mặc quần đùi đi làm, ăn trưa hay ăn tỏi nên buổi chiều văn phòng làm việc toàn mùi đồ ăn, ngồi làm việc thì cho chân lên bàn. Hôm nào chị nhìn thấy các bạn VietIS cho chân lên bàn làm việc chị chỉ muốn chặt hết chân đi )))
9. Được biết bên Nhật có rất nhiều ngày nghỉ lễ, chị thường làm gì vào thời gian này? Công ty có nhiều hoạt động ngoại khóa cho nhân viên vào những dịp nghỉ lễ không ạ?
Chị D.: Bên Nhật có đặc trưng là làm nhiều mà nghỉ cũng nhiều. Vào những kỳ nghỉ lễ thì chị hay rủ bạn bè đi chơi, đi shoping hay chỉ đơn giản là nằm nhà xem phim & ngủ nướng. Công ty mình thì có nhiều hoạt động rất vui như ngắm hoa anh đào, Babekyo, team building mà sự kiện nào chị cũng phải loi choi tham gia hết, không để bọn trẻ lấn áp mình được ))…
10. Câu hỏi cuối cùng, chị có thể chia sẻ về những điều chị thấy yêu thích ở công ty, đồng nghiệp và công việc hiện tại?
(Nếu được nói một điều với các bạn đang băn khoăn chưa nộp CV cho vị trí BrSE tại VIET Solution, chị sẽ nhắn nhủ điều gì tới các bạn?)
Chị D.: VIET Solution là một công ty startup với rất nhiều kỹ sư có kinh nghiệm, có thể mentor và định hướng nghề nghiệp tốt. Thêm vào đó, công ty còn chú trọng phát triển và đào tạo đội ngũ trẻ nên công ty lúc nào cũng hừng hực khí thế của tuổi trẻ sục sôi. Đây là một môi trường tốt dành cho các bạn muốn phát triển bản thân trong sự cạnh tranh lành mạnh, là nơi các bạn sẽ tìm được những người thầy dìu dắt mình trong chặng đường phía trước, là nơi giúp các bạn hiện thực hóa ước mơ và tham vọng của mình, là nơi bạn gặp những người anh chị, người bạn đồng hành dễ mến.
Nếu các bạn đang băn khoăn chưa biết gửi gắm CV của mình ở đâu, hãy mau mau liên hệ với Viet Solution qua Fanpage: vietis.corporation hoặc email: recruit@vietis.com.vn nhé.
Cảm ơn chị D vì đã đem đến cho em và các bạn một buổi trò chuyện với những câu chuyện rất bổ ích. Chúc chị D sẽ tiếp tục có những trải nghiệm tuyệt vời trên hành trình chị lựa chọn và có thật nhiều sức khỏe để hoàn thành tốt nhiệm vụ với nhiều trọng trách trên vai.