• Hotline: +84–246 293 9036
  • recruit@vietis.com.vn
  • 3F & 5F, 3A Building, Lane 82 Duy Tan Str., Hanoi, Vietnam

Hôm nay chúng ta cùng nói chuyện về phim ảnh chút nhé. Nhưng không phải review phim đâu mấy bạn à, cái đó lên tiktok với facebook coi nha. Xu thì ít xem phim bộ Hàn Quốc, hiếm khi. Gần đây có một bộ phim nhẹ nhàng, healing khiến mình rất thích với tựa “Chào mừng đến Samdal-ri”. Mình rút ra được nhiều bài học, nhiều góc nhìn về cuộc sống, những áp lực hiện tại từ đó cảm thấy nhẹ nhàng hơn. Nghe vậy người chị có giới thiệu thêm cho một bộ phim khá tương tự của Trung Quốc mang tên “Đi đến nơi có gió”, chị bảo nó rất nổi tiếng, chắc nhiều người biết đến đúng không?

Nếu bạn hỏi tôi đã học được gì từ nhân vật nữ chính trong bộ phim “Đi đến nơi có gió”, tôi trả lời bạn rằng, tôi học được cách nói chuyện nhẹ nhàng đầy cuốn hút và cách hành xử bình tĩnh thông minh từ cô ấy.

Biên kịch xây dựng nhân vật Hứa Hồng Đậu, không chỉ có khuôn mặt xinh đẹp, khí chất tao nhã, tính cách phóng khoáng, dễ gần và đầu óc thông minh, mà điều tôi yêu thích nhất là cô ấy có thể nói chuyện nhẹ nhàng cuốn hút, điềm đạm chậm rãi trong bất kể hoàn cảnh nào.

Cả bộ phim chưa từng thấy bản thân cô ấy mất kiểm soát một lần nào, cũng chưa từng thấy cô ấy nói năng không lựa lời. Hứa Hồng Đậu luôn thanh nhã và điềm tĩnh như vậy, giống như một cơn gió mùa hè, nhẹ nhàng lướt qua. Lúc mới vào thôn Vân Miêu, điện thoại di động của cô bị em trai Tạ Chi Dao gián tiếp làm hỏng, việc đầu tiên cô làm là không la mắng hay có bất kỳ hành động không hay nào. Ngược lại, trước tiên cô ấy đến nơi mình ở, sắp xếp hành lý, sau đó tìm người hỏi thăm thông tin về cậu thanh niên kia. Sau khi tìm đến nơi, cô không trực tiếp tố cáo cậu ấy mà chậm rãi mô tả sự việc đã xảy ra, khiến mọi người dễ dàng chấp nhận và chủ động xin lỗi. Trong tình huống này, nếu bạn chưa nói rõ sự tình mà đã vội trách mắng đối phương thì cho dù người kia có lỗi trước, họ cũng sẽ không cảm thấy có lỗi với bạn.

Trong cuộc sống thực, hàng ngày chúng ta gặp phải rất nhiều trường hợp khẩn cấp bất ngờ và những điều khó chịu. Làm ầm ĩ lên cũng chẳng ích gì, tốt nhất là ngồi xuống suy nghĩ cho rõ ràng rồi bắt đầu lại từ đầu.

● Việc gấp thì từ từ nói. Bởi việc đã gấp rồi mà bạn còn gấp hơn, nói năng không rõ ràng sẽ không ai hiểu bạn nói gì mà trợ giúp bạn cả.

● Việc chưa hiểu rõ, cẩn thận mà nói. Đối với những việc chưa nắm rõ, nếu không nói, người khác sẽ cảm thấy bạn giả dối, nhưng khi đã quyết định nói thì bạn nên diễn đạt cẩn thận, cân nhắc từng lời, những lời này sẽ khiến người nghe cảm thấy bạn là người đáng tin cậy.

● Việc chưa xảy ra, không nên nói. Đừng hình thành lối ăn nói hàm hồ, nếu là người không bao giờ nói năng tùy tiện, biết cân nhắc thiệt hơn, phải trái trước khi nói, bạn sẽ khiến mọi người cảm thấy mình là người trưởng thành, có tu dưỡng, chăm chỉ, và có trách nhiệm.

● Việc tổn thương người khác, đừng nói. Không nên nói những chuyện làm tổn thương người khác, đặc biệt là người thân.

● Với những việc đau lòng, không nên gặp ai cũng nói. Khi ai đó bị tổn thương trong lòng, họ sẽ muốn thổ lộ với người khác, nhưng nếu cứ gặp ai cũng nói, thì vô tình điều này sẽ khiến người nghe phải chịu một áp lực, rất dễ sinh tâm nghi ngờ và xa lánh. Đồng thời, bạn sẽ để lại ấn tượng không tốt, trong mắt họ bạn bỗng trở thành người muốn trút bỏ đau khổ lên người khác.

Bất kể tình huống nào, bất kể trường hợp nào cũng phải bình tĩnh thong dong, đầu óc tỉnh táo, nói năng chậm rãi, giọng điệu nhẹ nhàng. Theo thời gian, bạn sẽ tự nhiên phát triển được khí chất tao nhã và điềm tĩnh của mình. Nếu như mỗi lần bạn đều cuồng loạn, những thứ này sẽ tích lũy từng ngày từng tháng tháng khiến diện mạo của bạn thay đổi, ảnh hưởng đến khí chất của bạn.

Như người Việt mình có câu:

Lời nói chẳng mất tiền mua

Lựa lời mà nói cho vừa lòng nhau.

Thói quen nào cũng cần thời gian, tập rồi sẽ quen

Mong bạn mỗi ngày đều có thể rèn luyện bản thân trở thành phiên bản tốt hơn.

ĐỐI TÁC TIÊU BIỂU